Những mẹo hữu ích cần biết để đồng hồ của bạn hoạt động
Viết bởi Quốc Doanh Đồng Hồ vào

Đồng hồ cũng có những "kẻ thù" không đội trời chung như bụi bẩn, hơi ẩm và va chạm, nhiệt độ và bức xạ UV. Để cỗ máy luôn vận hành hoàn hảo, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc để chiếc đồng hồ hoạt động mượt mà.

Giờ đây, công nghệ đã sản xuất thành công những chiếc đồng hồ có khả năng tự che chắn trước bụi, nước và chống sốc hơn bao giờ hết. Nhưng để đảm bảo hoạt động hữu hiệu trong nhiều năm liền, yếu tố quan trọng vẫn nằm trong tay người dùng. Không có chiếc đồng hồ cao cấp nào có thể vận hành tốt nếu như không được chăm sóc đúng cách, dù là vô tình hay hữu ý. Dưới đây là những nguyên tắc căn bản nhất trong việc bảo dưỡng đồng hồ.

Lên dây cót đồng hồ

Mặc dù giờ đây, chất bôi trơn được dùng trong đồng hồ có độ bền khá cao, chúng vẫn có thể bị khô đi theo thời gian. Một chiếc đồng hồ được bôi trơn thích hợp sẽ hoạt động tốt hơn và lâu hơn. Việc lên dây cót giúp đồng hồ hoạt động thường xuyên và truyền chất bôi trơn đến tất cả bộ phận. Bạn không nhất thiết phải lên dây cót mỗi ngày, mà có thể làm đều đặn mỗi tháng một lần.

"Bạn không nhất thiết phải lên dây cót mỗi ngày, mà có

thể làm đều đặn mỗi tháng một lần."

Hầu hết đồng hồ nên được điều chỉnh trong tình trạng đã được lên dây cót. Nếu không, các bộ phận có thể hoạt động không đồng bộ. Đây là một lỗi nhỏ, nhưng vẫn đáng chú ý. Bên cạnh đó, nếu muốn dây cót mỗi ngày, tốt hơn là bạn nên chọn cùng thời điểm trong ngày để làm điều đó, thường là vào sáng sớm.

Đừng lên dây cót đồng hồ khi đang đeo trên tay

Khi điều chỉnh núm vặn trên cổ tay, hầu hết mọi người đều nghiêng mặt núm vặn lên. Điều đó tạo nên áp lực lên thân của núm vặn, khiến chúng có thể bị gãy hoặc uốn cong.

Cẩn thận với nơi lên dây cót

Một khi đã tháo đồng hồ ra để lên dây cót, đừng làm điều đó trên đường hay bất cứ nơi nào có bề mặt cứng. Từng có nhiều trường hợp đồng hồ rơi xuống mặt đá cứng trong phòng tắm hoặc đường phố khi đang lên dây cót và bị hư tổn nặng nề.

Giữ đồng hồ sạch sẽ, nhưng đừng dùng xà phòng

Đồng hồ bẩn không bao giờ hấp dẫn người khác cả. Vì thế, đừng để chiếc đồng hồ đắt đỏ bị dính bẩn, bằng cách dùng mảnh vải sợi nhỏ để lau đồng hồ thường xuyên. Một ít nước trên vải cũng không gây hại cho đồng hồ, nhưng hãy đảm bảo rằng núm vặn hoàn toàn được vặn chặt, và nước không dây ra dây đeo bằng da của đồng hồ.

Tuy nhiên, nước và xà phòng lại là điều hoàn toàn cấm kỵ. Các phân tử trong xà phòng có thể di chuyển vào không gian siêu nhỏ và không giúp ích gì cho đồng hồ của bạn cả.

Thường xuyên kiểm tra miếng đệm và khóa

Dù nằm bên trong đồng hồ khả năng chống nước cao, các vật liệu trong miếng đệm và khoá vẫn có thể bị khô, làm suy yếu khả năng chống nước của đồng hồ. Nếu muốn bơi hoặc tắm khi đang đeo đồng hồ, bạn nên đưa đồng hồ đi kiểm tra độ chống nước hàng năm. Nhiều thợ đồng hồ có loại máy chuyên dụng để kiểm tra khả năng chống nước qua cài đặt áp suất, và việc kiểm tra này không hề tốn kém nhiều tiền bạc hay thời gian.

Còn để chắc chắn hơn, nếu bạn đang đeo đồng hồ không có khả năng chống nước cao nhưng lại bị kẹt trong mưa, tốt hơn hết là hãy tháo nó ra và cất kỹ vào túi.

Tận dụng hạn bảo hành

Các hãng đồng hồ cao cấp thường đưa ra hạn bảo hàng từ 2 đến 3 năm sau ngày mua. Nếu đồng hồ của bạn có một lỗi nho nhỏ và bạn có thể chờ, hãy chờ đến gần cuối hạn bảo hành. Điều đó có thể gia hạn bảo hành thêm một năm nữa, đồng thời cho phép bạn điều chỉnh mọi thứ cùng một lúc.

Đừng cố gắng thử thách giới hạn của đồng hồ

Từng có nhiều người chơi muốn thử xem đồng hồ của họ có chống đạn hoặc chịu được nhiệt độ cực lạnh hay cực nóng hay không. Nhiều người khác lại đeo đồng hồ tự động khi hơi golf, tennis hoặc các môn thể thao cường bộ mạnh. Mặc dù tỷ lệ sống sót của chúng vẫn khá cao (xét cho cùng, đây là tác phẩm từ tinh tuý hàng trăm năm chế tác và tay thợ lành nghề), nhưng chúng không có ý nghĩa lắm, nhất là đối với các vật phẩm nhỏ bé, phức tạp cần được nâng niu như đồng hồ.

Hãy lưu ý rằng đồng hồ tự động lên dây cót với trọng lượng dao động. Tất cả các đồng hồ cơ đều hoạt động nhờ dao động trong bộ thoát đòn bẩy. Và các cơ chế chống sốc được sử dụng trong đồng hồ hiện đại, KIF hoặc Incabloc, tuy rất tốt nhưng vẫn không đủ để bảo vệ đồng hồ 100% khỏi các va chạm mạnh.

Cẩn thận mỗi lần thay dây đeo

Một trong những cách dễ làm trầy đồng hồ nhất là thử thay dây đeo. Nếu cần thiết, bạn cần thực sự để tâm học cách thay từ ai đó chuyên nghiệp, hay ít nhất là xem vài video hướng dẫn. Hãy chỉ sử dụng đúng loại công cụ chuyên dụng (spring bar) chất lượng cao mà Swiss Bergeon là thương hiệu điển hình. Các loại công cụ khác có giá thành rẻ hơn thường dày hơn và dễ bị dịch chuyển, tạo nên vết xước không đẹp mắt trên vấu.

Nếu có thể, bạn cũng nên thử thay dây đeo trên chiếc đồng hồ rẻ hơn, và luôn luôn làm điều này từ phía sau đồng hồ, vì nếu có tạo ra bất cứ vết xước nào, nó cũng ít bị chú ý hơn. Nếu như không chắc chắn mình có trượt tay hay không, bạn cũng có thể đặt một miếng bảo vệ lên đồng hồ trước khi thay dây.

Dịch vụ bảo dưỡng đồng hồ thực sự rất quan trọng

Mỗi ngày, một chiếc đồng hồ hiện đại có thể tạo ra 691.200 nhịp. Sau một quãng thời gian nhất định, dầu bôi trơn có thể bị khô hoặc tắc nghẽn. Bánh răng có thể mòn. Thế nên, việc bảo dưỡng đồng hồ thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Dịch vụ bảo dưỡng định kỳ thực chất không phải nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận của ngành công nghiệp đồng hồ. Mặc dù dịch vụ này có thể rất tốn kém, nhưng trên thực tế, nó lại khiến công ty đồng hồ chi trả nhiều tiền hơn.

Vì sao lại có sự vô lý này? Đó là vì công ty phải duy trì hàng trăm ngàn bộ phận tồn kho, và việc bảo dưỡng thực chất lại gấp đôi công việc chế tạo đồng hồ. Nếu được làm dịch vụ hoàn chỉnh, đồng hồ cần phải được tháo rời hoàn toàn và sau đó lắp lại. Việc lắp lại lúc này thường khó khăn hơn so với trên một chiếc đồng hồ mới, vì các bộ phận đã mòn và không còn kết hợp hoàn hảo nữa.

Câu hỏi mà mọi người đặt ra là khoảng thời gian tối ưu để bảo dưỡng đồng hồ là gì. Câu trả lời không hoàn toàn đơn giản, đặc biệt đối với các nhà sưu tầm sở hữu nhiều đồng hồ. Tuy nhiên, con số chung là năm năm một lần. Giữa quãng thời gian đó, đồng hồ sẽ tự cho bạn biết khi nào chúng cần được bảo dưỡng: chạy quá chậm, quá nhanh hoặc tệ nhất là dừng lại; không giữ được mức cót, hay ngày không thay đổi dù đã được lên cót…

Đôi khi, đồng hồ mắc phải trục trặc nhỏ và không cần phải đại tu toàn bộ. Để biết được bạn cần sử dụng dịch vụ nào, tốt hơn là bạn nên có mối quan hệ tốt với đại lý ủy quyền để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất.

Đồng hồ Quốc Doanh - Đại lý ủy quyền của các thương hiệu nổi tiếng. 

Hãy tận hưởng đồng hồ!

Đừng vì thấy nhiều vấn đề mà mọi người gặp phải với đồng hồ để rồi quyết định sẽ không mua chúng nữa. Trên thực tế, các vấn đề xảy ra với đồng hồ thường khá hiếm hoi và không thường xuyên, đặc biệt nếu chúng đến từ các thương hiệu danh giá. Hầu hết các vấn đề đều có thể được điều chỉnh nhanh chóng, nếu như bạn không cố gắng “thử thách” giới hạn của đồng hồ theo các cách kể trên.

Hãy đeo đồng hồ, và tận hưởng nó hết mức có thể. Đồng hồ không nên bị khóa trái trong tủ, mà nằm trên tay người đeo. Trong thực tế, việc được đeo thường xuyên cũng giúp đồng hồ hoạt động trơn tru hơn: nó cho phép đồng hồ lên dây cót thường xuyên và chất bôi trơn hoạt động. Vì vậy, đừng ngại ngần với những sai sót đôi khi xảy đến với đồng hồ, và tận hưởng nó như một báu vật thời gian bạn may mắn có được.


Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới