Không gì có thể đảm bảo được chiếc đồng hồ bạn mua từ thị trường xám là hàng chuẩn của hãng !
Viết bởi Quốc Doanh Đồng Hồ vào

Hôm nay chúng ta cùng tiếp tục thảo luận xoay quanh việc thực sự Grey Market - Thị trường xám là gì? Và vì sao những người đã và đang đeo đồng hồ cần phải biết qua về nó hay tìm hiểu về nó? 

Trên thực tế, thị trường xám (hay còn gọi là thị trường thứ cấp) là thuật ngữ được dùng để chỉ những người bán (thường là trực tuyến) những chiếc đồng hồ khó được mua trong cửa hàng, hoặc với mức chiết khấu lớn. Thông thường, họ là những người mua lại hàng tồn kho từ các nhà bán lẻ với số lượng lớn và giá rẻ, hoặc những người được ưu tiên mua các sản phẩm đặc biệt từ nhãn hàng và bán lại với giá cao hơn.

Ở Việt Nam, chúng ta sẽ dễ hình dung rõ ràng hơn với trường hợp của các cá nhân bán hàng xách tay. Đồng hồ Xách tay tại Việt Nam thường được bán trực tuyến, không trưng bày tại các cửa hàng cửa hiệu và chủ yếu nguồn gốc sản phẩm được khẳng định qua lời nói và sự uy tín của người bán. Có trường hợp các cá nhân săn hàng, tìm kiếm được những mẫu đồng hồ với mua vào rất rẻ 

Đối với các thương hiệu đồng hồ xa xỉ, tính chính hãng (authenticity) là giá trị lớn nhất. Không có thống kê nào cho thấy số lượng người đang làm giả đồng hồ của họ - những thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới, nhưng chắc chắn con số này đủ lớn để làm mọi người phải sửng sốt. Chính vì để đảm bảo giá trị và tính độc đáo trong sản phẩm, mà các hãng lớn thường tạo nên hệ thống đại lý ủy quyền chính hãng.

Sự ra đời hệ thống đại lý thật sự là vẹn cả đôi đường, vì với nhà sản xuất, điều này làm hàng giả nhanh chóng suy yếu. Với đại lý, họ có thể yêu cầu mức độ độc quyền nhất định trong các sản phẩm họ bán. Và đối với người mua, họ có thể tin tưởng 100% rằng họ đã mua được một món đồ chính hãng.

Đó cũng là lý do mà phần lớn nhà sản xuất đồng hồ không mong muốn khách hàng mua từ thị trường xám. Tương tự, các đại lý ủy quyền thà bán sản phẩm của họ cho người tiêu dùng với nguyên giá hơn là dỡ hàng tồn kho với mức chiết khấu cao. Và với người tiêu dùng, việc mua đồng hồ từ thị trường xám cũng không hẳn là ý tưởng tuyệt vời.

Đầu tiên, người mua sẽ không được hưởng dịch vụ bảo hành từ thương hiệu. Thứ hai, để bảo vệ danh tính, các đại lý trước khi thanh lý hàng tồn kho qua thị trường xám thường gỡ số series ra khỏi đồng hồ. Điều này không chỉ có khả năng bất hợp pháp (đối với người bán và người mua), mà người mua còn không có cách nào lấy lại đồng hồ hoặc yêu cầu bảo hiểm trong trường hợp đồng hồ bị đánh cắp.

Bên cạnh đó, không gì có thể đảm bảo được chiếc đồng hồ bạn mua từ thị trường xám là hàng chuẩn của hãng. Sự “không thể đảm bảo” này là rủi ro vốn có của việc không mua từ đại lý chính hãng, và vì thế, quyết định của anh ở đây là có muốn chấp nhận rủi ro hay không?



Bài viết cũ hơn Bài Viết Mới